Thi công chống ăn mòn

Quy trình sơn phủ chống ăn mòn

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần phủ sơn

Để lớp sơn bám chắc và có tuổi thọ kéo dài, thì công đoạn làm sạch bề mặt cần phủ sơn rất quan trọng. Đây là phương pháp loại bỏ các tạp chất, làm sạch bụi bẩn, lớp dầu mỡ, vảy gỉ sét và lớp sơn cũ bong tróc bằng dung môi, chất tẩy dầu, súng bắn nước với áp lực lớn.

Bước 2: Chuẩn bị

Có 3 phương pháp để tiến hành phủ sơn lên công trình thi công

  • Dùng súng phun sơn

Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất. Dưới áp lực cao của súng phun, lớp sơn phủ sẽ bám chắc vào bề mặt thi công, màng sơn cũng dày và đều màu hơn các phương pháp khác.

Một số hạn chế của phương pháp này là khó thực hiện ở không gian nhỏ hẹp, súng phun áp lực cao khó điều khiển nên đòi hỏi thợ sơn phải có tay nghề cao, tỷ lệ sơn hao hụt lớn do quá trình phun có thể bay đi, thợ sơn cũng phải chú ý an toàn lao động tránh bị bụi sơn bám phải.

  • Dùng cọ lăn sơn

Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể thực hiện sơn với tốc độ tương đối, những vùng khó tiếp cận vẫn có thể sơn được và dễ thực hiện. Nhược điểm của phương pháp này là làm ướt bề mặt sơn kém, dễ tạo bọt trong quá trình sơn, màng sơn mỏng nên phải lăn nhiều lần và khả năng bám dính kém hơn so với phương pháp súng phun.

  • Dùng chổi quét

Phương pháp này cho phép thợ sơn có thể phủ sơn lên những bề mặt mà súng phun và cọ lăn không thể tiếp cận, từ đó có thể hạn chế các khuyết điểm của bề mặt sơn. Tuy nhiên lớp sơn bằng chổi thường không dày đều, thợ sơn phải chú ý kỹ thuật sơn để giữ được tính thẩm mỹ.

Bước 3: tiến hành thi công sơn chống ăn mòn

  • Thi công lớp sơn chống gỉ

Sơn chống gỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vật liệu cho các công trình trên biển. Cách thực hiện là dùng súng phun sơn lên bề mặt thi công đã được làm sạch, sau khi để khô từ 8 – 12 tiếng thì thực hiện sơn lớp thứ 2. Giữa các lần sơn phải đảm bảo bề mặt phủ sơn luôn được sạch sẽ, không có các dị vật lẫn vào.

  • Thi công lớp sơn trung gian

Sau khi lớp sơn chống gỉ thứ 2 khô ráo hoàn toàn có thể tiến hành lớp sơn trung gian.

  • Thi công sơn chống ăn mòn

Sau khi lớp sơn trung gian khô ráo, đảm bảo bề mặt phủ sơn sạch hoàn toàn trước thi thực hiện phủ sơn chống mòn.

Đối với các khu vực liên tục tiếp xúc trực tiếp với mặt biển thì sử dụng sơn 2 thành phần để tăng độ chống ăn mòn. Sau khi lớp phủ chống ăn mòn khô thì thực hiện phủ lớp sơn chống hà.

Hiện nay, trên thị trường đang rất phổ biến hai loại sơn chống gỉ là sơn: alkyd và exopy.

  • Sơn chống gỉ epoxy
    Đây là loại sơn được dùng phổ biến trên thị trường bởi các tính năng mà nó đem lại. Sơn chịu được môi trường ăn mòn cao, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Sơn có độ dày màng sơn khá cao, độ bám dính chắc chắn trên bề mặt kim loại. Sản phẩm mang lại tuổi thọ cao cho lớp bề mặt thi công. Đặc biệt hơn, sơn chống gỉ giàu kẽm sẽ mang đến tuổi thọ cao nhờ các hợp chất kẽm kết hợp tạo màng.
  • Sơn chống gỉ alkyd
    Đây là loại sơn có độ bám dính cao cho các lớp phủ kế tiếp, ngăn chặn tối đa khả năng gây gỉ từ bên trong kim loại. Nếu không có lớp sơn chống gỉ thì sắt thép sẽ bị oxy hóa bên trong. Sơn chống gỉ alkyd có khả năng che khuyết điểm trên bề mặt kim loại, tăng tính thẩm mỹ cho hạng mục công trình. Với sản phẩm trên sẽ giúp chủ thi công tiết kiệm lớp sơn phủ hơn, tạo màu sắc tươi đẹp, bền màu.